12A2 SMALL HOUSE
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


DIỄN DÀN THẢO LUẬN VÀ HỌC TẬP
 
Trang ChínhPortalGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Latest topics
» không gì là đơn giản
by tinhdoi_đđ Sun Jan 08, 2012 10:21 pm

» THÔNG BÁO VỀ VIỆC HỌP LỚP (TẾT 2011)
by tinhdoi_đđ Fri Nov 18, 2011 11:51 am

» [Góp ý]Cuộc cách mạng Forum Lớp
by nhankiemtuqn Mon Nov 07, 2011 10:46 am

» chào mọi người
by tinhdoi_đđ Mon Sep 05, 2011 7:47 pm

» bóng đá_thể thao vua
by Nguyễn Hệu Fri Aug 26, 2011 9:44 pm

» NHẬT KÍ CỦA 1 CHỦ TIỆM NET( ngố thiệt!)
by Nguyễn Hệu Mon Jul 04, 2011 11:03 pm

» [Thông báo] Cuối tháng 6 này nhậu hoành tráng nha!
by taolatien Fri Jun 10, 2011 6:14 am

» sơn my color chống meo mốc ...sơn lại tường đi!!
by tear.kute Tue Jun 07, 2011 2:18 am

» thông báo đi chơi đầu năm
by angel Mon Feb 28, 2011 10:38 pm

» XÔNG ĐẤT ĐÂY!!!!!!!!!!!!!1
by angel Fri Feb 18, 2011 7:36 pm


 

 PHƯƠNG PHÁP LUYỆN NGHE CỦA THẦY GIÁO BIẾT 6 NGÔN NGỮ (P.2)

Go down 
5 posters
Tác giảThông điệp
Admin
ĐẠI TÁ
ĐẠI TÁ
Admin


Tổng số bài gửi : 254
Points : 448
Reputation : 7
Join date : 27/12/2009
Age : 32

PHƯƠNG PHÁP LUYỆN NGHE CỦA THẦY GIÁO BIẾT 6 NGÔN NGỮ (P.2) Empty
Bài gửiTiêu đề: PHƯƠNG PHÁP LUYỆN NGHE CỦA THẦY GIÁO BIẾT 6 NGÔN NGỮ (P.2)   PHƯƠNG PHÁP LUYỆN NGHE CỦA THẦY GIÁO BIẾT 6 NGÔN NGỮ (P.2) I_icon_minitimeMon May 10, 2010 12:20 pm

LÀM SAO NGHE ĐƯỢC TIẾNG ANH (2)
- NGHE BẰNG TAI -


Khi tôi bảo rằng chúng ta gặp trở ngại khi học ngoại ngữ vì thông minh và có nhiều kinh nghiệm, có người cho rằng đó là nói theo nghĩa bóng. Không phải đâu, tôi nói theo nghĩa đen đó! Qua sự kiện sau (và ACE chắc chắn cũng từng gặp những trường hợp tương tự) ACE sẽ thấy ngay. Một người bạn từng dạy Anh Văn ở Trung Tâm Ngoại Ngữ với tôi, sau này sang định cư ở Mỹ. Anh cùng đi với đứa con 7 tuổi, chưa biết một chữ tiếng Anh nào. 11 năm sau tôi gặp lại hai cha con tại Hoa Kỳ. Con anh nói và nghe tiếng Anh không khác một người Mỹ chính cống. Trong khi đó anh nói tiếng Anh tuy lưu loát hơn xưa, nhưng rõ ràng là một người nước ngoài nói tiếng Mỹ. Khi xem chương trình hài trên TV, con anh cười đúng với tiếng cười nền trong chương trình, trong khi đó anh và tôi nhiều khi không hiểu họ nói gì đáng cười: rõ ràng là kỹ năng nghe của con anh hơn anh rồi! Điều này chứng tỏ rằng khi sang Mỹ, anh đã có kinh nghiệm về tiếng Anh, và ‘khôn’ hơn con anh vì biết nhiều kỹ thuật, phương pháp học tiếng Anh, nên tiếp tục học tiếng Anh theo tiến trình phản tự nhiên; trong khi con anh, vì không ‘thông minh’ bằng anh, và thiếu kinh nghiệm, nên đã học tiếng Anh theo tiến trình tự nhiên mà không theo một phương pháp cụ thế nào để học vocabulary, grammar, listening, speaking cả.

- Đi vào cụ thể từ vựng Anh.

(Những phân tích sau đây là để thuyết phục ACE đi vào tiến trình tự nhiên - và điều này đòi hỏi phải xóa bỏ cái phản xạ lâu ngày của mình là học theo tiến trình ngược - và công việc xóa bỏ cái phản xạ sai này lại làm cho ta mất thêm thì giờ. ACE đọc để tin vào tiến trình tự nhiên, chứ không phải để nhớ những phân tích ‘tào lao’ này, khiến lại bị trở ngại thêm trong quá trình nâng cao kỹ năng của mình)

- Xóa bỏ kinh nghiệm nghe nguyên âm: Tiếng Anh là tiếng phụ âm.

Tiếng Anh chủ yếu là ngôn ngữ đa âm: một từ thường có nhiều âm. Lỗ tai chúng ta đã ‘bị điều kiện hóa’ để nghe âm tiếng Việt. Tiếng Việt là loại tiếng đơn âm, vì thế, mỗi tiếng là một âm và âm chủ yếu trong một từ là nguyên âm. Đổi một nguyên âm thì không còn là từ đó nữa: ‘ma, mi, mơ’ không thể hoán chuyển nguyên âm cho nhau, vì ba từ có ba nghĩa hoàn toàn khác nhau. Mặc khác, tiếng Việt không bao giờ có phụ âm cuối từ. Ngay cả những chữ mà khi viết có phụ âm cuối, thì người việt cũng không đọc phụ âm cuối; ví dụ: trong từ ‘hát’, nguyên âm mới là ‘át’, h(ờ)-át, chứ không phải là h(ờ)-á-t(ơ), trong khi đó từ ‘fat’ tiếng Anh được đọc là f(ờ)-a-t(ờ), với phụ âm ‘t’ rõ ràng.

Trong tiếng Việt hầu như không có những từ với hai phụ âm đi kế tiếp (ngoài trừ ch và tr - nhưng thực ra, ch và tr cũng có thể thay bằng 1 phụ âm duy nhất) vì thế, tai của một người Việt Nam = chưa bao giờ làm quen với ngoại ngữ - không thể nhận ra hai phụ âm kế tiếp. Do đó, muốn cho người Việt nghe được một tiếng nước ngoài có nhiều phụ âm kế tiếp, thì phải thêm nguyên âm (ơ) vào giữa các phụ âm; ví dụ: Ai-xơ-len; Mat-xơ-cơ-va.

Với kinh nghiệm (phản xạ) đó, một khi ta nghe tiếng Anh, ta chờ đợi nghe cho đủ các nguyên âm như mình NHÌN thấy trong ký âm (phonetic signs), và không bao giờ nghe được cả. Ví dụ: khi học từ America ta thấy rõ ràng trong ký âm: (xin lỗi vì không thể ghi phonetic signs vào trang này) ‘ơ-me-ri-kơ’, nhưng không bao giờ nghe đủ bốn âm cả, thế là ta cho rằng họ ‘nuốt chữ’. Trong thực tế, họ đọc đủ cả, nhưng trong một từ đa âm (trong khi viết) thì chỉ đọc đúng nguyên âm ở dấu nhấn (stress) - nếu một từ có quá nhiều âm thì thêm một âm có dấu nhấn phụ (mà cũng có thể bỏ qua) - còn những âm khác thì phải đọc hết các PHỤ ÂM, còn nguyên âm thì sao cũng đưọc (mục đích là làm rõ phụ âm). Có thể chúng ta chỉ nghe: _me-r-k, hay cao lắm là _me-rơ-k, và như thế là đủ, vì âm ‘me’ và tất cả các phụ âm đều hiện diện. Bạn sẽ thắc mắc, nghe vậy thì làm sao hiểu? Thế trong tiếng Việt khi nghe ‘Mỹ’ (hết) không có gì trước và sau cả, thì bạn hiểu ngay, tại sao cần phải đủ bốn âm là ơ-mê-ri-kơ bạn mới hiểu đó là ‘Mỹ’? Tóm lại: hãy nghe phụ âm, đừng chú ý đến nguyên âm, trừ âm có stress!

Một ví dụ khác: từ interesting! Tôi từng được hỏi, từ này phải đọc là in-tơ-res-ting hay in-tơ-ris-ting mới đúng? Chẳng cái nào đúng, chẳng cái nào sai cả. Nhưng lối đặt vấn đề sai! Từ này chủ yếu là nói ‘in’ cho thật rõ (stress) rồi sau đó đọc cho đủ các phụ âm là người ta hiểu, vì người bản xứ chỉ nghe các phụ âm chứ không nghe các nguyên âm kia; nghĩa là họ nghe: in-trstng; và để rõ các phụ âm kế tiếp thì họ có thể nói in-tr(i)st(i)ng; in - tr(ơ)st(ơ)ng; in-tr(e)st(ư)ng. Mà các âm (i)(ơ), để làm rõ các phụ âm, thì rất nhỏ và nhanh đến độ không rõ là âm gì nữa. Trái lại, nếu đọc to và rõ in-tris-ting, thì người ta lại không hiểu vì dấu nhấn lại sang 'tris'!

Từ đó, khi ta phát âm tiếng Anh (nói và nghe là hai phần gắn liền nhau - khi nói ta phát âm sai, thì khi nghe ta sẽ nghe sai!) thì điều tối quan trọng là phụ âm, nhất là phụ âm cuối. Lấy lại ví dụ trước: các từ fire, fight, five, file phải được đọc lần lượt là fai- (ơ)r; fai-t(ơ); fai-v(ơ), và fai- (ơ)l, thì người ta mới hiểu, còn đọc 'fai' thôi thì không ai hiểu cả.

Với từ ‘girl’ chẳng hạn, thà rằng bạn đọc gơ-rôl / gơ-rơl (dĩ nhiên chỉ nhấn gơ thôi), sai hẳn với ký âm, thì người ta hiểu ngay, vì có đủ r và l, trong khi đó đọc đúng ký âm là ‘gơ:l’ hay bỏ mất l (gơ) thì họ hoàn toàn không hiểu bạn nói gì; mà có hiểu chăng nữa, thì cũng do context của câu chứ không phải là do bạn đã nói ra từ đó.


Xóa bỏ kinh nghiệm nghe âm Việt.
Các nguyên âm Việt và Anh không hề giống nhau. Một âm rất rõ trong tiếng Anh sẽ rất nhoè với một lỗ tai người Việt, và một âm rất rõ trong tiếng Việt thì rất nhoè trong lỗ tai người Anh (người bản xứ nói tiếng Anh). Ví dụ: Khi bạn nói: “Her name’s Hương!” Bạn đọc từ Hương thật rõ! Thậm chí la lên thật to và nói thật chậm thì người ấy vẫn không nghe ra. Vì ‘ươ’ đối với họ là âm rất nhoè. Nhưng nói là ‘Hu-ôn-gh(ơ)’ họ nghe rõ ngay; từ đó ta phải hiểu họ khi nói đến cô Huôngh chứ đừng đòi hỏi họ nói tên Hương như người Việt (phải mất vài năm!).

Tương tư như vậy, không có nguyên âm tiếng Anh nào giống như nguyên âm tiếng Việt. Nếu ta đồng hóa để cho dễ mình, là ta sẽ không nghe được họ nói, vì thế giới này không quan tâm gì đến cách nghe của người Việt Nam đối với ngôn ngữ của họ. Ví dụ: âm ‘a’ trong ‘man’ thì không phải là ‘a’ hay ‘ê’ hay ‘a-ê’ hay ‘ê-a’ tiếng Việt, mà là một âm khác hẳn, không hề có trong tiếng Việt. Phải nghe hàng trăm lần, ngàn lần, thậm chí hàng chục ngàn lần mới nghe đúng âm đó, và rất rõ! Ấy là chưa nói âm ‘a’ trong từ này, được phát âm khác nhau, giữa một cư dân England (London), Scotland, Massachusetts (Boston), Missouri, Texas!

Cũng thế, âm ‘o’ trong ‘go’ không phải là ‘ô’ Việt Nam, cũng chẳng phải là ô-u (như cách phiên âm xưa) hay ơ-u (như cách phiên âm hiện nay), lại càng không phài là ‘âu’, mà là một âm khác hẳn tiếng Việt. Phát âm là ‘gô’, ‘gơu’ hay ‘gâu’ là nhoè hẳn, và do đó những từ dễ như ‘go’ cũng là vấn đề đối với chúng ta khi nó được nói trong một câu dài, nếu ta không tập nghe âm ‘ô’ của tiếng Anh đúng như họ nói. Một âm nhoè thì không có vấn đề gì, nhưng khi phải nghe một đoạn dài không ngưng nghỉ thì ta sẽ bị rối ngay.

Đây cũng là do một kinh nghiệm tai hại xuất phát từ việc tiếp thu kiến thức. Trong quá trình học các âm tiếng Anh, nhiều khi giáo viên dùng âm Việt để so sánh cho dễ hiểu, rồi mình cứ xem đó là ‘chân lý’ để không thèm nghĩ đến nữa. Ví dụ, muốn phân biệt âm (i) trong sheep và ship, thì giáo viên nói rằng I trong sheep là ‘I dài’ tương tự như I trong tiếng Bắc: ít; còn I trong ship là I ngắn, tương tự như I trong tiếng Nam: ít - ích. Thế là ta cho rằng mình đã nghe được I dài và I ngắn trong tiếng Anh rồi, nhưng thực chất là chưa bao giờ nghe cả! Lối so sánh ấy đã tạo cho chúng ta có một ý niệm sai lầm; thay vì xem đấy là một chỉ dẫn để mình nghe cho đúng âm, thì mình lại tiếp thu một điều sai! Trong tiếng Anh không có âm nào giống âm I bắc hoặc I nam cả! Bằng chứng: ‘eat’ trong tiếng Anh thì hoàn toàn không phải là ‘ít’ trong tiếng Việt, đọc theo giọng bắc, và ‘it’ trong tiếng Anh hoàn toàn không phải là ‘ít’ trong tiếng Việt, đọc theo giọng nam! Vì thế, phải xóa bỏ những kinh nghiệm loại này, và phải nghe trực tiếp thôi!

- Xóa bỏ kinh nghiệm nghe bằng chữ viết.
Nếu ta hỏi một em bé: cháu nghe bằng gì? Thì nó sẽ trả lời: Nghe bằng tai! Nếu ta bảo: “Cháu phải nghe bằng mắt cơ!” Chắc em bé tưởng ta … trêu cháu! Thế nhưng điều xảy ra cho nhiều người học tiếng nước ngoài là Nghe Bằng Mắt!

Thử nhìn lại xem. Trong giai đoạn đầu tiếp xúc với tiếng Anh, khi ta nghe một người nói: “I want a cup of coffee!”. Tức tốc, chúng ta thấy xuất hiện câu ấy dưới dạng chữ Viết trong trí mình, sau đó mình dịch câu ấy ra tiếng Việt, và ta HIỂU! Ta Nghe bằng MẮT, nếu câu ấy không xuất hiện bằng chữ viết trong đầu ta, ta không Thấy nó, thì ta … Điếc!

Sau này, khi ta có trình độ cao hơn, thì ta hiểu ngay lập tức chứ không cần phải suy nghĩ lâu. Thế nhưng tiến trình cũng chẳng khác nhau bao nhiêu, ta vẫn còn thấy chữ xuất hiện và dịch, cái khác biệt ấy là ta viết và dịch rất nhanh, nhưng từ một âm thanh phát ra cho đến khi ta hiểu thì cũng thông qua ba bước: viết, dịch, hiểu. Khi ta đi đến một trình độ nào đó, thì trong giao tiếp không có vấn đề gì cả, vì các câu rất ngắn, và ba bước đó được 'process' rất nhanh nên ta không bị trở ngại, nhưng khi ta nghe một bài dài, thì sẽ lòi ra ngay, vì sau hai, ba, bốn câu liên tục 'processor' trong đầu ta không còn đủ thì giờ để làm ba công việc đó. Trong lúc nếu một người nói bằng tiếng Việt thì ta nghe và hiểu ngay, không phải viết và dịch (tại vì ngày xưa khi ta học tiếng Việt thì quá trình là nghe thì hiểu ngay, chứ không thông qua viết và dịch, vả lại, nếu muốn dịch, thì dịch ra ngôn ngữ nào?), và người nói có nhanh cách mấy thì cũng không thể nào vượt cái khả năng duy nhất của chúng ta là 'nghe bằng tai'.

Vì thế, một số sinh viên cảm thấy rằng mình tập nghe, và đã nghe được, nhưng nghe một vài câu thì phải bấm ‘stop’ để một thời gian chết - như computer ngưng mọi sự lại một tí để process khi nhận quá nhiều lệnh - rồi sau đó nghe tiếp; nhưng nếu nghe một diễn giả nói liên tục thì sau vài phút sẽ ‘điếc’. Từ đó, người sinh viên nói rằng mình ‘đã tới trần rồi, không thể nào tiến xa hơn nữa! Vì thế giới này không stop cho ta có giờ hiểu kịp’!’(1)

Từ những nhận xét trên, một trong việc phải làm để nâng cao kỹ năng nghe, ấy xóa bỏ kinh nghiệm Nghe bằng Mắt, mà trở lại giai đoạn Nghe bằng Tai, (hầu hết các du học sinh ở nước ngoài, sau khi làm chủ một ngoại ngữ rồi từ trong nước, đều thấy ‘đau đớn và nhiêu khê’ lắm khi buộc phải bỏ thói quen nghe bằng mắt để trở lại với trạng thái tự nhiên là nghe bằng tai! Có người mất cả 6 tháng cho đến 1 năm mới tàm tạm vượt qua).

- Xóa bỏ kinh nghiệm nghe bằng cấu trúc văn phạm.
Khi nghe ai nói, ta viết một câu vào đầu, và sửa cho đúng văn phạm, rồi mới dịch, và sau đó mới hiểu! Ví dụ. Ta nghe ‘iwanago’ thì viết trong đầu là ‘I want to go’, xong rồi mới dịch và hiểu; nếu chưa viết được như thế, thì iwanago là một âm thanh vô nghĩa.

Thế nhưng, nếu ta nghe lần đầu tiên một người nói một câu hằng ngày: igotago, ta không thể nào viết được thành câu được, và vì thế ta không hiểu. Bời vì thực tế, câu này hoàn toàn sai văn phạm. Một câu đúng văn phạm phải là ‘I am going to go’ hoặc chí ít là ‘I have got to go’. Và như thế, đúng ra thì người nói, dù có nói tốc độ, cũng phải nói hoặc: I'm gona go; hoặc I’ve gota go (tiếng Anh không thể bỏ phụ âm), chứ không thể là I gotta go! Thế nhưng trong thực tế cuộc sống người ta nói như thế, và hiểu rõ ràng, bất chấp mọi luật văn phạm. Văn phạm xuất phát từ ngôn ngữ sống, chứ không phải ngôn ngữ sống dựa trên luật văn phạm. Vì thế ta cũng phải biết nghe mà hiểu; còn cứ đem văn phạm ra mà tra thì ta sẽ khựng mãi. (Tôi đang nói về kỹ năng nghe, còn làm sao viết một bài cho người khác đọc thì lại là vấn đề khác!)

---------------------------------------


Hai bài trước đây, tôi nói về việc nghe ‘âm thanh’ của tiếng Anh, có nghĩa là làm sao phân biệt được các âm với nhau đến nỗi, dù không hiểu câu ấy nói gì, cũng có thể lặp lại đúng lời người ta nói ra (câu càng dài thì kỹ năng nghe của mình càng cao). Dĩ nhiên, có những người được ‘lỗ tai âm nhạc’ thiên phú nên phân biệt âm thanh rất nhanh. Ví dụ em Wendy Võ, một nhi đồng gốc Việt tại North Carolina (tên Việt Nam là Võ thị Ngọc Diễm). Năm nay em mới 8 tuổi mà đã nói được 11 thứ tiếng và soạn 45 bản nhạc. Em có khả năng lặp lại một câu nói bằng bất cứ ngôn ngữ nào trên thế giới, mà không cần hiểu nghĩa. Thế nhưng thường thường, người ta phải mất nhiều thời gian để phân biệt các âm trong một ngôn ngữ mới, tuy nhiên TẤT CẢ MỌI NGƯỜI đều có khả năng này, bằng chứng là không một người nào trên trái đất (trừ người điếc) là không thể nghe và nói ngôn ngữ mẹ đẻ của mình.

Nếu thời gian qua, các bạn đã lắng nghe âm thanh tiếng Anh thôi, thì đến nay, hẳn bạn đã nhận thấy rằng bỗng dưng có một số từ hay cụm từ mình nghe rõ ràng hơn xưa, đặc biệt là những con số và những danh từ riêng (của các nhân vật, các địa danh … ), và những từ mình đã quen thuộc. Có những đoạn bạn nghe một thời gian dài 5-15 phút (như trên TV) rồi bỗng thấy mình ‘hiểu’ cơ bản nội dung chương trình đó.
Như thế là các bạn đã nghe tiếng Anh. Nhưng dù muốn dù không, khi nghe một ngôn ngữ mà chỉ nghe âm thanh thôi, thì cũng giống như mình nghe nhạc (không lời), hay nghe tiếng gió, tiếng chim. Nếu chỉ nghe như thế thì không đáng bỏ công, vì ngôn ngữ cốt là để truyền tin (truyền một thông tin). Nếu ta không nắm được thông tin bên dưới âm thanh phát ra bằng tiếng Anh, thì kể như chúng ta không ‘nghe’ được tiếng Anh. Vì thế, điều chúng ta cần học lại trước hết là nghe tiếng Anh (như một âm thanh thuần túy) để tiến đến bước sau cùng (mà bình thường người học ngoại ngữ xem là bước đầu tiên), ấy là ‘nghe’ tiếng Anh, theo nghĩa là ‘hiểu’ một thông tin.

Vì thế, sau hai bài để nói về cách nghe tiếng Anh, hôm nay tôi sẽ đi sâu hơn, ấy là ‘nghe’ tiếng Anh, theo nghĩa là nắm bắt nội dung của thông tin qua một chuỗi âm thanh bằng tiếng Anh.

Về Đầu Trang Go down
https://12a2meetshare.forumvi.com
vsv.closefriend
ĐẠI TÁ
ĐẠI TÁ



Tổng số bài gửi : 150
Points : 230
Reputation : 2
Join date : 29/12/2009
Age : 32

PHƯƠNG PHÁP LUYỆN NGHE CỦA THẦY GIÁO BIẾT 6 NGÔN NGỮ (P.2) Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: PHƯƠNG PHÁP LUYỆN NGHE CỦA THẦY GIÁO BIẾT 6 NGÔN NGỮ (P.2)   PHƯƠNG PHÁP LUYỆN NGHE CỦA THẦY GIÁO BIẾT 6 NGÔN NGỮ (P.2) I_icon_minitimeWed Jul 21, 2010 8:47 am

nhìn cái này toàn chữ ko. oải. ko đọc nổi
Về Đầu Trang Go down
nhankiemtuqn
Thượng Tá
nhankiemtuqn


Tổng số bài gửi : 115
Points : 179
Reputation : 0
Join date : 29/12/2009
Age : 32
Đến từ : ĐẠI NGU

PHƯƠNG PHÁP LUYỆN NGHE CỦA THẦY GIÁO BIẾT 6 NGÔN NGỮ (P.2) Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: PHƯƠNG PHÁP LUYỆN NGHE CỦA THẦY GIÁO BIẾT 6 NGÔN NGỮ (P.2)   PHƯƠNG PHÁP LUYỆN NGHE CỦA THẦY GIÁO BIẾT 6 NGÔN NGỮ (P.2) I_icon_minitimeThu Jul 22, 2010 10:56 am

thang ket no ranh wa? ai ma ranh ngoj doc may cai thu nay chu? hahahaha Idea Arrow
Về Đầu Trang Go down
Admin
ĐẠI TÁ
ĐẠI TÁ
Admin


Tổng số bài gửi : 254
Points : 448
Reputation : 7
Join date : 27/12/2009
Age : 32

PHƯƠNG PHÁP LUYỆN NGHE CỦA THẦY GIÁO BIẾT 6 NGÔN NGỮ (P.2) Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: PHƯƠNG PHÁP LUYỆN NGHE CỦA THẦY GIÁO BIẾT 6 NGÔN NGỮ (P.2)   PHƯƠNG PHÁP LUYỆN NGHE CỦA THẦY GIÁO BIẾT 6 NGÔN NGỮ (P.2) I_icon_minitimeThu Jul 22, 2010 2:18 pm

Thời gian đọc truyện dành ra đọc những cái này có khi ích lợi hơn đó.hihi. ko bik thì hỏi muốn giỏi phải đọc. PHƯƠNG PHÁP LUYỆN NGHE CỦA THẦY GIÁO BIẾT 6 NGÔN NGỮ (P.2) 886119
Về Đầu Trang Go down
https://12a2meetshare.forumvi.com
vsv.closefriend
ĐẠI TÁ
ĐẠI TÁ



Tổng số bài gửi : 150
Points : 230
Reputation : 2
Join date : 29/12/2009
Age : 32

PHƯƠNG PHÁP LUYỆN NGHE CỦA THẦY GIÁO BIẾT 6 NGÔN NGỮ (P.2) Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: PHƯƠNG PHÁP LUYỆN NGHE CỦA THẦY GIÁO BIẾT 6 NGÔN NGỮ (P.2)   PHƯƠNG PHÁP LUYỆN NGHE CỦA THẦY GIÁO BIẾT 6 NGÔN NGỮ (P.2) I_icon_minitimeThu Jul 22, 2010 5:19 pm

đọc truyện bộ ông tưởng ko có ích hả, nhiều ko kể hết đó
Về Đầu Trang Go down
uit_it
Đại úy
Đại úy
uit_it


Tổng số bài gửi : 53
Points : 73
Reputation : 0
Join date : 31/12/2009

PHƯƠNG PHÁP LUYỆN NGHE CỦA THẦY GIÁO BIẾT 6 NGÔN NGỮ (P.2) Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: PHƯƠNG PHÁP LUYỆN NGHE CỦA THẦY GIÁO BIẾT 6 NGÔN NGỮ (P.2)   PHƯƠNG PHÁP LUYỆN NGHE CỦA THẦY GIÁO BIẾT 6 NGÔN NGỮ (P.2) I_icon_minitimeWed Dec 22, 2010 3:00 pm

Rất hay và rất hữu ích cho những ai học ngoại ngữ ko tiến bộ
Về Đầu Trang Go down
sunflowers_ht04
Trung tá
Trung tá
sunflowers_ht04


Tổng số bài gửi : 94
Points : 122
Reputation : 3
Join date : 02/01/2010
Age : 33
Đến từ : 12 A2

PHƯƠNG PHÁP LUYỆN NGHE CỦA THẦY GIÁO BIẾT 6 NGÔN NGỮ (P.2) Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: PHƯƠNG PHÁP LUYỆN NGHE CỦA THẦY GIÁO BIẾT 6 NGÔN NGỮ (P.2)   PHƯƠNG PHÁP LUYỆN NGHE CỦA THẦY GIÁO BIẾT 6 NGÔN NGỮ (P.2) I_icon_minitimeWed Dec 29, 2010 12:28 pm

tui đã ngồi đọc đi đọc lại cái này 3 lần và quyết định học kỳ tới mình hok đi hock thêm tiếng anh nữa mà luyện nghe từ bây giờ.............
Về Đầu Trang Go down
Admin
ĐẠI TÁ
ĐẠI TÁ
Admin


Tổng số bài gửi : 254
Points : 448
Reputation : 7
Join date : 27/12/2009
Age : 32

PHƯƠNG PHÁP LUYỆN NGHE CỦA THẦY GIÁO BIẾT 6 NGÔN NGỮ (P.2) Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: PHƯƠNG PHÁP LUYỆN NGHE CỦA THẦY GIÁO BIẾT 6 NGÔN NGỮ (P.2)   PHƯƠNG PHÁP LUYỆN NGHE CỦA THẦY GIÁO BIẾT 6 NGÔN NGỮ (P.2) I_icon_minitimeWed Dec 29, 2010 8:19 pm

tui thấy học tiếng anh nhiều mà ko luyện tập ở nhà thì cũng ko khá lên được. vì thế tự học sẽ tiết kiệm hơn.
Về Đầu Trang Go down
https://12a2meetshare.forumvi.com
sunflowers_ht04
Trung tá
Trung tá
sunflowers_ht04


Tổng số bài gửi : 94
Points : 122
Reputation : 3
Join date : 02/01/2010
Age : 33
Đến từ : 12 A2

PHƯƠNG PHÁP LUYỆN NGHE CỦA THẦY GIÁO BIẾT 6 NGÔN NGỮ (P.2) Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: PHƯƠNG PHÁP LUYỆN NGHE CỦA THẦY GIÁO BIẾT 6 NGÔN NGỮ (P.2)   PHƯƠNG PHÁP LUYỆN NGHE CỦA THẦY GIÁO BIẾT 6 NGÔN NGỮ (P.2) I_icon_minitimeWed Dec 29, 2010 9:37 pm

uhm 9 xác đó.
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





PHƯƠNG PHÁP LUYỆN NGHE CỦA THẦY GIÁO BIẾT 6 NGÔN NGỮ (P.2) Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: PHƯƠNG PHÁP LUYỆN NGHE CỦA THẦY GIÁO BIẾT 6 NGÔN NGỮ (P.2)   PHƯƠNG PHÁP LUYỆN NGHE CỦA THẦY GIÁO BIẾT 6 NGÔN NGỮ (P.2) I_icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
PHƯƠNG PHÁP LUYỆN NGHE CỦA THẦY GIÁO BIẾT 6 NGÔN NGỮ (P.2)
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» PHƯƠNG PHÁP LUYỆN NGHE CỦA THẦY GIÁO BIẾT 6 NGÔN NGỮ (P.1)
» Phương pháp học tập ở bậc đại học
» 7 BÍ QUYẾT LUYỆN NGHE TIẾNG ANH
» Châm ngôn trí tuệ!
» Tâm sự!

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
12A2 SMALL HOUSE :: Học Tập :: TIẾNG ANH - THẢO LUẬN HỌC TẬP-
Chuyển đến 
Diễn đàn 12a2go.tk-Diễn đàn 12a2 mộ đức 1
LIÊN KẾT