12A2 SMALL HOUSE
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


DIỄN DÀN THẢO LUẬN VÀ HỌC TẬP
 
Trang ChínhPortalGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Latest topics
» không gì là đơn giản
by tinhdoi_đđ Sun Jan 08, 2012 10:21 pm

» THÔNG BÁO VỀ VIỆC HỌP LỚP (TẾT 2011)
by tinhdoi_đđ Fri Nov 18, 2011 11:51 am

» [Góp ý]Cuộc cách mạng Forum Lớp
by nhankiemtuqn Mon Nov 07, 2011 10:46 am

» chào mọi người
by tinhdoi_đđ Mon Sep 05, 2011 7:47 pm

» bóng đá_thể thao vua
by Nguyễn Hệu Fri Aug 26, 2011 9:44 pm

» NHẬT KÍ CỦA 1 CHỦ TIỆM NET( ngố thiệt!)
by Nguyễn Hệu Mon Jul 04, 2011 11:03 pm

» [Thông báo] Cuối tháng 6 này nhậu hoành tráng nha!
by taolatien Fri Jun 10, 2011 6:14 am

» sơn my color chống meo mốc ...sơn lại tường đi!!
by tear.kute Tue Jun 07, 2011 2:18 am

» thông báo đi chơi đầu năm
by angel Mon Feb 28, 2011 10:38 pm

» XÔNG ĐẤT ĐÂY!!!!!!!!!!!!!1
by angel Fri Feb 18, 2011 7:36 pm


 

 Phương pháp học tập ở bậc đại học

Go down 
2 posters
Tác giảThông điệp
Admin
ĐẠI TÁ
ĐẠI TÁ
Admin


Tổng số bài gửi : 254
Points : 448
Reputation : 7
Join date : 27/12/2009
Age : 32

Phương pháp học tập ở bậc đại học Empty
Bài gửiTiêu đề: Phương pháp học tập ở bậc đại học   Phương pháp học tập ở bậc đại học I_icon_minitimeSun Jan 02, 2011 10:06 pm

Trong
quá trình học tập, học sinh thường rơi vào một trong những rắc rối sau:
Thứ nhất, không thể áp dụng tính năng động của bản thân vào những
trường hợp vô cùng đơn giản, hay nói một cách khác, đây là tuýp người
luôn quan trọng hóa vấn đề, biến cái đơn giản nhất thành cái khó nhất và
ngược lại, một vấn đề khó ư? Chuyện nhỏ, đối với họ chẳng là gì. Kiểu
thứ hai là mẫu người luôn tự đẩy mình vào tình trạng không biết phải
phân bố thời gian thế nào cho hợp lý để có thể học hết khối lượng kiến
thức dày đặc. Và cả kiểu thứ ba, thứ tư... nữa chứ. Nhưng thôi hãy tạm
quên chúng đi, sau đây là phương pháp học sao cho có hiệu quả.


Phương pháp này có thể chia làm ba giai đoạn như sau:
1. Giai đoạn thứ nhất: Trước khi học

Nhận
thức ở đây có nghĩa là phải hiểu được yêu cầu mà quá trình học đòi hỏi.
Tiếp theo bạn phải biết quản lý những đặc điểm tính cách của bạn. Giả
sử bạn là một người nóng tính, khi đã ngồi rất lâu rồi mà bạn vẫn chưa
tìm ra cách giải của một bài toán khó đột nhiên bạn thấy bực mình vô cớ
và không muốn họcn nữa, hãy tìm cách để kiểm soát cơn giận đó. Có thể
chỉ dùng một biện pháp đơn giản như: trước khi học, bạn hãy viết lên một
mảnh giấy nhỏ dòng chữ "Tức giận chẳng giải quyết được vấn đề gì" để
trước mặt, mỗi lần bạn thấy bực tức hãy nhìn vào mảnh giấy đó, thư giãn
một vài phút sau đó lại bắt tay làm lai từ đầu để tìm ra được vướng mẳc
của bài toán... Bước tiếp theo là lên kế hoạch, hãy phân chia thời gian
cụ thể để học từng môn một.

Ví dụ như bạn quy định trong buổi
chiều nay bạn sẽ phải học được hai môn đó là: Toán, Lý và bạn đặt kế
hoạch cho mình là phải học trong vòng ba tiếng từ 2 giờ - 5 giờ. Như vậy
không có nghĩa là bạn sẽ chia đều ra mỗi môn hoc trong khoảng thời gian
là một tiếng rưỡi mà trước khi lên kế hoạch bạn hãy giành chút thời
gian để ước lượng xem môn nào có số lượng kiến thức nhiều hơn rồi từ đó
phân bố thời gian học sao cho hợp lý. Tốt nhất là bạn hãy bắt đầu học từ
môn nào mà bạn ưa thích hơn để tạo cho mình niềm say mê học tập.

2. Giai đoạn thứ hai: Trong quá trình học

Tính linh động trong việc đưa ra những lựa chọn đúng đắn là rất cần thiết trong giai đoạn này. Hãy thử hình dung thế này nhé:

Bạn
đang cần chứng minh một bài toán nhưng để chứng minh được nó bạn cần áp
dụng một bất đẳng thức A nào đó. Tuy bất đẳng thức này thường được dùng
nhưng khi phải chứng minh bạn đột nhiên lại chẳng nhớ phải chứng minh
thế nào, lúc này bạn sẽ phải đặt mình trước hai sự lựa chọn.

+ Thứ nhất: không cần chứng minh cứ thế làm tiếp để dành thời gian còn học các môn khác.

+ Thứ hai: là cố gắng lục lọi lại cách chứng minh bất đăng thức đó trong chồng sách vở cũ dù mất khá nhiều thời gian.


Bạn
chọn cách nào đây, tất nhiên trong phương pháp này, bạn sẽ phải chọn
cách hai nếu như bạn không muốn rơi vào hoàn cảnh một ngày kia bạn gặp
lại bài toán này trong một bài kiểm tra. Bạn có muốn mình sẽ bị trừ điểm
chỉ vì trong bài tọán có dòng chữ áp dụng bất đẳng thức A mà lại chẳng
có nổi phần chứng minh bất đẳng thức A hay không?

3. Giai đoạn thứ 3: Sau khi học xong

Trong
giai đoạn cuối cùng này bạn hãy tự thực hiện môt "cuộc càn quét" lại
những gì mà bạn đã học được. Chẳng hạn bạn có thể ghi lại vào một mảnh
giấy cách chứng minh bất đẳng thức A (nêu trên) hay những công thức,
định lý... mà bạn vừa học xong hoặc làm riêng cho mỗi bộ môn một quyển
sổ nhỏ. Ðây sẽ chính là quyển sổ tóm tắt lý thuyết của riêng bạn. Với
cách này bạn sẽ nhớ lâu hơn những gì mà mình đã học được và cũng sẽ dễ
dàng hơn nếu chẳng may bạn lại quên cách chứng minh bất đẳng thức A một
lần nữa. Bạn sẽ không còn phải mất nhiều thời gian để lục tìm lại đống
sách vở cũ nữa đâu.
Về Đầu Trang Go down
https://12a2meetshare.forumvi.com
angel
Thượng Tá
angel


Tổng số bài gửi : 128
Points : 166
Reputation : 16
Join date : 13/09/2010
Age : 33
Đến từ : A2

Phương pháp học tập ở bậc đại học Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phương pháp học tập ở bậc đại học   Phương pháp học tập ở bậc đại học I_icon_minitimeSun Jan 02, 2011 10:56 pm

Làm biến đọc quá
Về Đầu Trang Go down
 
Phương pháp học tập ở bậc đại học
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» PHƯƠNG PHÁP LUYỆN NGHE CỦA THẦY GIÁO BIẾT 6 NGÔN NGỮ (P.1)
» PHƯƠNG PHÁP LUYỆN NGHE CỦA THẦY GIÁO BIẾT 6 NGÔN NGỮ (P.2)
» AntiFreeze - Giải pháp cứu trợ hiệu quả khi máy tính bị treo

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
12A2 SMALL HOUSE :: Học Tập :: TIẾNG ANH - THẢO LUẬN HỌC TẬP-
Chuyển đến 
Diễn đàn 12a2go.tk-Diễn đàn 12a2 mộ đức 1
LIÊN KẾT